Nguy cơ tiềm ẩn từ việc bơm ngực
Lượt xem: 808Đã có rất nhiều trường hợp chị em phải nhận “quả đắng” sau các cuộc phẫu thuật nâng ngực. Vậy việc phẫu thuật nâng ngực có phải nghiêm trọng như nhiều nghĩ hay không?
Tham khảo dịch vụ : Nâng ngực nội soi – Nâng ngực chảy xệ
Những chất nào thường được dùng để độn ngực?
Thực chất, có hai loại túi độn ngực phổ biến nhất hiện nay là silicone và saline – túi nước biển. Túi độn silicone có chứa silicone dạng gel – một hợp chất cao phân tử (polymer) có tên hóa học là dimethylpolysiloxane. Thành phần chủ yếu là silicone kết hợp với oxygen, carbon và các gốc hữu cơ như ethyl, methyl, phenyl. Bằng cách biến đổi các kiểu liên kết cấu trúc phân tử, người ta tạo được các dạng tồn tại khác nhau của silicone như dạng lỏng (fluid), dạng gel, dạng dẻo, dạng rắn.
Silicone được Hãng Dow Corning (Mỹ) chế tạo từ năm 1930. Đến năm 1943, Dow Corning tập trung nghiên cứu silicone và trở thành nhà sản xuất silicone lớn nhất thế giới với 7.000 chủng loại sản phẩm. Silicon gel được đánh giá là cho cảm giác gần như tương tự với mỡ – thành phần chính của ngực. Chính vì thế, túi độn silicone luôn rất được ưa chuộng do đem lại vẻ tự nhiên nhất sau khi “đụng chạm dao kéo”. Còn túi độn saline thì sao? Gần giống với silicone, nhưng điểm khác biệt ở hai loại này đó là chất bên trong túi độn saline là nước biển. Ngoài ra, người ta sẽ đặt túi vào trong trước rồi mới bơm nước biển vào, thay vì đặt túi có chứa sẵn silicone như bình thường.
Tác động như thế nào thì túi ngực sẽ nổ?
Thông thường, những người nâng ngực thường lo ngại rằng việc đụng chạm quá mạnh có thể khiến các túi ngực bị vỡ, gây rò rỉ chất dịch bên trong. Nếu chất rò rì là nước biển trong túi độn saline thì không quá nguy hiểm bởi nước biển khá an toàn, không gây tổn hại gì với cơ thể. Hậu quả mà bạn nhận được chỉ là ngực bị biến dạng nhanh chóng vì túi ngực bị xẹp đi mà thôi. Nhưng nếu là silicone thì lại khác. Silicone rò rỉ trong ngực có thể gây đau, tức ngực khủng khiếp.
Ngoài ra, có nguy cơ silicone sẽ mắc kẹt vĩnh viễn trong các mô cơ, gây xơ cứng toàn bộ khuôn ngực, hoặc làm tăng khả năng nhiễm trùng máu, thậm chí dẫn đến tử vong nếu không được phẫu thuật kịp thời. Nhiều người đã phải cắt bỏ toàn bộ ngực để giữ lại tính mạng của mình. Tuy nhiên, túi ngực thực sự không dễ vỡ như bạn tưởng. Trên thực tế, hiện tượng túi ngực bị vỡ do tác động mạnh đã từng xuất hiện trong quá khứ, cụ thể là trước năm 1990, do thời điểm này các túi ngực được thiết kế với vỏ ngoài quá mỏng. Nhưng kể từ sau giai đoạn này, các túi ngực đã được thiết kế rất bền vững với chất lượng tốt hơn, nên việc xé rách chúng là rất khó. Theo Jeffrey Zwiren – bác sĩ phẫu thuật tại Atlantic, các loại túi độn ngực hiện nay có thể chịu được lực nén gấp 3 lần trọng lượng cơ thể.
Thậm chí, với các loại túi ngực được sản xuất từ năm 2009 tới nay, khả năng bị rò rỉ vì lực tác động bên ngoài gần như là không thể. Tất nhiên, không có gì tồn tại mãi mãi. Qua thời gian – thường là trên 10 năm – chất liệu cấu thành nên túi ngực sẽ bị thoái hóa khiến gel silicone bên trong rỉ ra ngoài.
3 biến chứng thường thấy ở bộ ngực bơm khiến nhiều chị em khiếp sợ
Nổ ngực giả
1. Bộ ngực bơm của một phụ nữ Nga tên là Irina bất ngờ phát nổ khi cô đang trên máy bay từ Moscow (Nga) tới California (Mỹ). Không chỉ bị vỡ “núi đôi” mà Irina còn bay luôn vài chiếc răng giả do bị va chạm với túi độn. Theo giải thích của các bác sĩ, sức ép không khí ở độ cao nhất định cộng thêm với chuyến bay dài khiến bộ ngực “nhựa” bị căng và vỡ. Sau khi hạ cánh, Irina phải phẫu thuật thẩm mỹ để sửa bộ ngực và tất nhiên là cả trồng lại răng.
2. Nữ diễn viên Cynthia Gillig Stone chết vào năm 2011 vì tai nạn xe hơi trên đường cao tốc ở Texas, Mỹ. Bộ ngực bơm khổng lồ của cô bị va đập mạnh vào vô lăng xe. Nó bị ép tới phát nổ khiến Cynthia văng khỏi ghế và chấn thương nặng. Dù được cấp cứu nhưng Cynthia đã tử vong vì vết thương quá nặng.
3. Cô Aston Massey (23 tuổi) sống tại Anh, bị nhiễm trùng sau khi bơm ngực. Một bên “núi đôi” của cô phồng gấp 4 lần so với bên còn lại. Nó còn chèn cả vào xương cổ. Bất hạnh hơn nữa, bộ ngực bơm tiếp tục chọc vào xương và phát nổ. Sau vụ nổ ngực, Aston vẫn tiếp tục thực hiện thêm hai ca phẫu thuật bơm ngực.
Phát bệnh vì túi độn ngực nấm mốc
Một phụ nữ sống tại Florida, Mỹ tên là Anne Ziegenhorn phát hoảng khi biết thủ phạm khiến cô ốm đau, mệt mỏi. Trong suốt một thời gian dài cô gặp phải tình trạng cân nặng giảm bất thường, thị lực kém dần, đau nhức khắp toàn thân. Con trai cô lúc đó mới 18 tháng tuổi cũng bị nhiễm trùng thận khi đang bú sữa mẹ. Sau khi tìm tới một trung tâm sức khỏe uy tín để thăm khám, Anne mới kinh hãi phát hiện ra túi độn ngực của mình đã bị nhiễm khuẩn độc hại từ bao giờ. Phần silicon trong túi độn rỉ ra và đóng khuôn trong cơ thể của cô. Khi bác sĩ bóc tách miếng silicone ra khỏi cơ thể của bệnh nhân thì nó đã mục rữa. Trên bề mặt túi độn phủ đầy nấm mốc đáng sợ. Bác sĩ khẳng định việc sức khỏe giảm sút của cô có mối liên quan với đống nấm mốc bám dày trên miếng silicon.
Ảnh hưởng tiêu cực tới tâm lý
Theo một nghiên cứu dựa vào giấy chứng tử của 3,527 phụ nữ Thụy Điển (những trường hợp từng phẫu thuật thẩm mỹ nâng ngực từ năm 1965 đến năm 1993), đã đi tới kết luận, người trải qua trên 3 lần nâng ngực có xu hướng dễ tìm tới tự tử. Nghiên cứu này cũng kết luận nguy cơ tử vong của người nâng ngực trên 3 lần còn cao hơn người nghiện rượu hay lạm dụng chất gây nghiện.
Ý KIẾN PHẢN HỒI